Điều ước Nam Kinh

Hiệp ước Nam Kinh
Tên đầy đủ:
  • Hiệp ước Hòa bình, Hữu nghị và Thương mại giữa Nữ vương Vương quốc Anh và Ireland với Hoàng đế Trung Hoa[1]
{{{image_alt}}}
Ký kết hiệp ước trên tàu HMS Cornwallis
Ngày kí29 tháng 8 năm 1842 (1842-08-29)
Ngày đưa vào hiệu lực26 tháng 6 năm 1843 (1843-06-26)
Điều kiệnTrao đổi phê chuẩn
Bên tham gia
Ngôn ngữAnh, Trung
Hiệp ước Nam Kinh tại Wikisource
Điều ước Nam Kinh
Phồn thể南京條約
Giản thể南京条约
Phiên âm
Tiếng Hán tiêu chuẩn
Bính âm Hán ngữNánjīng tiáoyuē
Tiếng Khách Gia
Latinh hóaLam5/Nam5-gin1 Tiau2yok5
Tiếng Quảng Châu
Việt bínhNaam² ging1 tiu4 joek3

Hiệp ước Nam Kinh (Trung văn phồn thể: 南京條約; Trung văn giản thể: 南京条约), tên đầy đủ gọi là Hiệp ước Hòa bình, Hữu nghị và Thương mại giữa Nữ vương của Vương quốc Anh và Ireland và Hoàng đế của Trung Hoa, đã được ký kết vào ngày 29 tháng 8 năm 1842 đánh dấu sự kết thúc của chiến tranh nha phiến lần thứ nhất (1839-1842) giữa Vương quốc Liên hiệp Anh và Irelandnhà Thanh của Trung Quốc. Đây điều ước bất bình đẳng đầu tiên của Trung Quốc, do phía Anh không có nghĩa vụ đối ứng.[2]

Với sự thất bại quân sự của Trung Quốc, các tàu chiến của Anh có đủ khả năng và sẵn sàng để tấn công các thành phố quan trọng của Trung Quốc. Các đại diện của Anh và nhà Thanh do đó đã đi đến đàm phán trên tàu HMS Cornwallis neo ở Nam Kinh. Ngày 29 tháng 8 năm 1842, đại diện của Anh Sir Henry Pottinger và đại diện nhà Thanh, Kỳ Anh, Y Lý Bố, và Niujian, chính thức ký kết hiệp ước. Hiệp ước gồm mười chương và được phê chuẩn bởi Nữ vương Victoria và hoàng đế Đạo Quang sau khi trao đổi trong chín tháng.

Bối cảnh

Dự thảo đầu tiên cho các điều khoản của hiệp ước đã được chuẩn bị tại văn phòng Đối ngoại ở Luân Đôn vào tháng 2 năm 1840. Văn phòng Đối ngoại nhận thức được rằng việc chuẩn bị một hiệp ước được viết bằng tiếng Trung và Anh sẽ cần được xem xét. Vì khoảng cách xa xôi, chính phủ Anh nhận ra rằng cần phải linh hoạt điều chỉnh các quy định về thủ tục trong việc chuẩn bị các điều khoản.

Chú thích

  1. ^ Mayers, William Frederick (1902). Treaties Between the Empire of China and Foreign Powers (4th ed.). Shanghai: North-China Herald. p. 1.
  2. ^ Hoe, Susanna; Roebuck, Derek (1999). The Taking of Hong Kong: Charles and Clara Elliot in China Waters. Routledge. p. 203. ISBN 0-7007-1145-7.
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến Hồng Kông này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s